|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nhạc sĩ Phạm Duy đã viết về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với những lời như sau: “ Tình yêu trong nhạc của anh là những cảm xúc dữ dội như trái phá con tim mù lòa, như là nỗi chết cơn đau thật dài, như vết thương mở rộng... Cuộc đời là hư vô chủ, con người sống trong cảnh Chúa, Phật bỏ loài người. Cuộc đời còn là đám đông nhưng cũng là quán không. Con người là cát bụi mệt nhoài, bao nhiêu năm làm kiếp con người, chợt một chiều tóc trắng như vôi... Tất cả nói lên sự muộn phiền, đau đớn... Buồn tủi cho thân phận con người nên nhánh cỏ cũng xót xa, phiến đá cũng ưu phiền, và chỉ còn những mưa và mưa để xoa dịu vết thương mở lớn”.
“Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi, Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt.” là câu hỏi, là câu trả lời, là lời nhắc nhở lanh quanh trong nhạc phẩm Ngẫu Nhiên “Không có đâu em này. Không có cái chết đầu tiên. Và có đâu bao giờ, đâu có cái chết sau cùng”
“Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt” được coi như chân tâm trong sáng của con người, bị cõi trần che lấp, để rồi trăm năm cứ còn mãi bến mê chôn vùi chẳng thể thoát ra.
“Mây tre trên đầu và nắng trên vai” là sự biến đổi xoay vần của tạo hóa, mà con người dưới cõi mê và sự u tối của tâm hồn đã bị đám mây đen đè nặng lên để chẳng còn nhìn thấy được giọt nắng đậu trên vai.
“Một cõi đi về” được hiểu theo nhiều cách khác nhau, nhưng phổ biến nhất là Cõi Chết. Cõi Chết là cái nhìn trong văn hóa, văn nghệ. Nhưng nếu có niềm tin thì sẽ vượt khỏi sự tuyệt vọng của Cõi Chết mà nhìn thấy ánh sáng của Cõi Vĩnh Hằng. Ánh sáng hy vọng đó được nhìn thấy qua mấy câu nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết cho bạn mình là chuẩn tướng Lưu Kim Cương trong tác phẩm Cho Một Người Nằm Xuống: “Thấy bóng thiên đường cuối trời thênh thang”.
Đối diện với sự chết, bởi lòng tin, tử tội bị đóng đinh bên cạnh Chúa Cứu Thế Giê-xu đã bày tỏ ước nguyện được về cùng một Cõi Về với Chúa và được Chúa trả lời: “Hôm nay, con sẽ ở với Ta trong nơi Pa-ra-đi”. Pa-ra-đi là thiên đàng nơi Chúa đã từ đó giáng trần để chết thay cho tội lỗi nhân gian trên thập tự giá và đã từ Cõi Chết sống lại khải hoàn đẻ ban cho những linh hồn bị lạc mất trong cõi vô vọng được nhận lãnh sự sống đời đời nơi Cõi Phước. Chúa Cứu Thế Giê-xu phán: “Ta đi sắm sẵn cho các con một chỗ ở, rồi Ta sẽ trở lại đem các con về với Ta, hầu cho Ta ở đâu thì các con cũng ở đó”. “Ở đâu, ở đó” không phải là “đâu đó”, nhưng là nơi có Chúa ngự trị, là Pa-ra-đi, là thiên đàng, là Cõi Phước, là Cõi Về, là nơi tôi, quý vị và các bạn sẽ đến trong chuyến đi sau cùng của cuộc đời.
“Nhân sinh tự cổ thuỳ vô tứ”. Chữ Tử theo sau Sinh Lão Bệnh không là một chọn lựa cho riêng ai. Đã đến lúc “Về Thu Xếp Lại” mà vẫn chưa biết mình sẽ đi đâu, về đâu thì cũng có thể thành tâm thưa với Chúa lời cầu xin như tên tử tội để được về ở với Chúa nơi Cõi Phước.
Giống như lời kết của một cuốn chuyện hay: “They live happily ever after”, quý vị và các bạn hãy viết xuống dòng nhật ký sau cùng của đời mình như vua Đa-vít đã viết: “Tôi vui hưởng hạnh phúc đời đời nơi cõi về trong Nhà Chúa đời đời” để hằng ngày được vui thỏa trong Chúa vì có Chúa ngự trị nơi Cõi Lòng.
Mụcsư NguyễnVănHoàng
vanhoaniemtin.com
“Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi, Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt.” là câu hỏi, là câu trả lời, là lời nhắc nhở lanh quanh trong nhạc phẩm Ngẫu Nhiên “Không có đâu em này. Không có cái chết đầu tiên. Và có đâu bao giờ, đâu có cái chết sau cùng”
“Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt” được coi như chân tâm trong sáng của con người, bị cõi trần che lấp, để rồi trăm năm cứ còn mãi bến mê chôn vùi chẳng thể thoát ra.
“Mây tre trên đầu và nắng trên vai” là sự biến đổi xoay vần của tạo hóa, mà con người dưới cõi mê và sự u tối của tâm hồn đã bị đám mây đen đè nặng lên để chẳng còn nhìn thấy được giọt nắng đậu trên vai.
“Một cõi đi về” được hiểu theo nhiều cách khác nhau, nhưng phổ biến nhất là Cõi Chết. Cõi Chết là cái nhìn trong văn hóa, văn nghệ. Nhưng nếu có niềm tin thì sẽ vượt khỏi sự tuyệt vọng của Cõi Chết mà nhìn thấy ánh sáng của Cõi Vĩnh Hằng. Ánh sáng hy vọng đó được nhìn thấy qua mấy câu nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết cho bạn mình là chuẩn tướng Lưu Kim Cương trong tác phẩm Cho Một Người Nằm Xuống: “Thấy bóng thiên đường cuối trời thênh thang”.
Đối diện với sự chết, bởi lòng tin, tử tội bị đóng đinh bên cạnh Chúa Cứu Thế Giê-xu đã bày tỏ ước nguyện được về cùng một Cõi Về với Chúa và được Chúa trả lời: “Hôm nay, con sẽ ở với Ta trong nơi Pa-ra-đi”. Pa-ra-đi là thiên đàng nơi Chúa đã từ đó giáng trần để chết thay cho tội lỗi nhân gian trên thập tự giá và đã từ Cõi Chết sống lại khải hoàn đẻ ban cho những linh hồn bị lạc mất trong cõi vô vọng được nhận lãnh sự sống đời đời nơi Cõi Phước. Chúa Cứu Thế Giê-xu phán: “Ta đi sắm sẵn cho các con một chỗ ở, rồi Ta sẽ trở lại đem các con về với Ta, hầu cho Ta ở đâu thì các con cũng ở đó”. “Ở đâu, ở đó” không phải là “đâu đó”, nhưng là nơi có Chúa ngự trị, là Pa-ra-đi, là thiên đàng, là Cõi Phước, là Cõi Về, là nơi tôi, quý vị và các bạn sẽ đến trong chuyến đi sau cùng của cuộc đời.
“Nhân sinh tự cổ thuỳ vô tứ”. Chữ Tử theo sau Sinh Lão Bệnh không là một chọn lựa cho riêng ai. Đã đến lúc “Về Thu Xếp Lại” mà vẫn chưa biết mình sẽ đi đâu, về đâu thì cũng có thể thành tâm thưa với Chúa lời cầu xin như tên tử tội để được về ở với Chúa nơi Cõi Phước.
Giống như lời kết của một cuốn chuyện hay: “They live happily ever after”, quý vị và các bạn hãy viết xuống dòng nhật ký sau cùng của đời mình như vua Đa-vít đã viết: “Tôi vui hưởng hạnh phúc đời đời nơi cõi về trong Nhà Chúa đời đời” để hằng ngày được vui thỏa trong Chúa vì có Chúa ngự trị nơi Cõi Lòng.
Mụcsư NguyễnVănHoàng
vanhoaniemtin.com
|
|
|
|
|
Có ngôn ngữ, chữ nghĩa thì có văn hóa. Văn hóa là vẻ đẹp có giá trị, là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người. Chiếc nôi văn hóa đã đong đưa cuộc đời từ lúc chào đời.
Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi!
Mẹ hiền ru những câu xa vời
À à ơi! Tiếng ru muôn đời
Tiếng nước tôi! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi!
Tiếng nước tôi! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi
Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi!
(Tình Ca, Phạm Duy)
Bốn ngàn năm văn hiến. Một di sản vô cùng quý giá. Sự bền vững và thay đổi là hai phương diện hỗ tương của văn hóa. Gốc rể văn hóa mọc sâu trong quá khứ và ngọn văn hóa thì vươn tới tương lai. Từ Văn Hóa bắt nguồn từ tiếng gốc La-tinh là “Cultus” mang ý nghĩa gieo trồng, đào tạo qua việc giáo dục, giáo dưỡng tâm hồn. Quản Trọng, nhà tư tưởng, quân sư, chính trị gia thời Xuân Thu bên Trung Quốc về văn hóa qua chữ "Thụ":
Nhứt niên chi kế mạc như thụ cốc
Thập niên chi kế mạc như thụ mộc
Bách niên chi kế mạc như thụ nhơn
Kế một năm chi bằng trồng lúa
Kế mười năm chi bằng trồng cây
Kế trăm năm chi bằng trồng người
Chúa Cứu Thế Giê-xu phán: “Ta không đến để hủy bỏ nhưng để kiện toàn.” Ma-thi-ơ 5:17.
Có Niềm Tin ta biết Chúa và kính yêu Ngài, có Văn Hóa ta biết người và thương người. Văn hóa và Niềm Tin như hai lá phổi. Thở cùng nhịp điệu, sức sống sẽ sung mãn.
Văn hóa là món ăn tinh thần đa dạng, phong phú và có một đặc tính chung là bổ dưỡng dù hương vị, khẩu vị khác nhau. Tư duy và tình yêu là những phạm trù lớn trong văn hóa. Triết gia Lục Tượng Sơn thời nhà Tống nói: “Ngô tâm tiện thị vũ trụ, vũ trụ tiện thị ngô tâm” có nghĩa là tâm ở trong vũ trụ và vũ trụ ở trong tâm. Thánh Kinh chép: “Thiên Chúa là Tình Yêu”. Lời đó có nghĩa là Tình Yêu là Thiên Chúa. Bản chất của văn hóa là sự sống. Sự Sống là niềm tin, là suối nguồn chân lý chứa đựng trong văn hóa.
Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi!
Mẹ hiền ru những câu xa vời
À à ơi! Tiếng ru muôn đời
Tiếng nước tôi! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi!
Tiếng nước tôi! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi
Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi!
(Tình Ca, Phạm Duy)
Bốn ngàn năm văn hiến. Một di sản vô cùng quý giá. Sự bền vững và thay đổi là hai phương diện hỗ tương của văn hóa. Gốc rể văn hóa mọc sâu trong quá khứ và ngọn văn hóa thì vươn tới tương lai. Từ Văn Hóa bắt nguồn từ tiếng gốc La-tinh là “Cultus” mang ý nghĩa gieo trồng, đào tạo qua việc giáo dục, giáo dưỡng tâm hồn. Quản Trọng, nhà tư tưởng, quân sư, chính trị gia thời Xuân Thu bên Trung Quốc về văn hóa qua chữ "Thụ":
Nhứt niên chi kế mạc như thụ cốc
Thập niên chi kế mạc như thụ mộc
Bách niên chi kế mạc như thụ nhơn
Kế một năm chi bằng trồng lúa
Kế mười năm chi bằng trồng cây
Kế trăm năm chi bằng trồng người
Chúa Cứu Thế Giê-xu phán: “Ta không đến để hủy bỏ nhưng để kiện toàn.” Ma-thi-ơ 5:17.
Có Niềm Tin ta biết Chúa và kính yêu Ngài, có Văn Hóa ta biết người và thương người. Văn hóa và Niềm Tin như hai lá phổi. Thở cùng nhịp điệu, sức sống sẽ sung mãn.
Văn hóa là món ăn tinh thần đa dạng, phong phú và có một đặc tính chung là bổ dưỡng dù hương vị, khẩu vị khác nhau. Tư duy và tình yêu là những phạm trù lớn trong văn hóa. Triết gia Lục Tượng Sơn thời nhà Tống nói: “Ngô tâm tiện thị vũ trụ, vũ trụ tiện thị ngô tâm” có nghĩa là tâm ở trong vũ trụ và vũ trụ ở trong tâm. Thánh Kinh chép: “Thiên Chúa là Tình Yêu”. Lời đó có nghĩa là Tình Yêu là Thiên Chúa. Bản chất của văn hóa là sự sống. Sự Sống là niềm tin, là suối nguồn chân lý chứa đựng trong văn hóa.
Về Đâu?
"Mang ơn trên cho cuộc đời ta, vài vạn ngày gió cuồng mưa lũ. Trong cơn đau một vừng hương khói, kéo ta về, về cõi hư vô". Thánh Kinh ghi lại lời của Chúa Cứu Thế Giê-xu như sau: "Người nào nếu được cả thiên hạ mà mất linh hồn mình, thì có ích gì? Vậy thì người lấy chi mà đổi linh hồn mình lại?". Ngài còn hứa rằng: "Ta đi sắm sẵn cho các con một chỗ, rồi Ta sẽ trở lại đem các con đi với Ta, hầu cho Ta ở đâu thì các con cũng ở đó"
"Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, rồi một mai tôi về làm cát bụi". Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nhận biết thân xác mình từ cát bụi rồi lại phải trở về với cát bụi. Thánh Kinh cũng có lời công bố tương tự: “Bụi tro trở vào đất y như nguyên cũ” và tiếp ngay sau đó là điều có thể cố nhạc sĩ và nhiều người chưa biết, “và thần linh trở về nơi Đức Chúa Trời, là Đấng đã ban nó". Thể xác này sẽ tiêu tán, thế còn LINH của Bạn và tôi sau đó sẽ đi đâu? Về đâu? "Cõi về là nơi chúng ta đi đến sau chuyến đi sau cùng."
Nơi đó sẽ là đâu? Là cõi hư vô hay trong nhà của Thiên Chúa? Bạn nghĩ sao về quyết định viết xuống dòng nhật ký cuối cùng của đời mình như lời vua Đa-vít đã viết: "Tôi vui hưởng hạnh phúc trọn đời trong Nhà Chúa Vĩnh Hằng."?
"Mang ơn trên cho cuộc đời ta, vài vạn ngày gió cuồng mưa lũ. Trong cơn đau một vừng hương khói, kéo ta về, về cõi hư vô". Thánh Kinh ghi lại lời của Chúa Cứu Thế Giê-xu như sau: "Người nào nếu được cả thiên hạ mà mất linh hồn mình, thì có ích gì? Vậy thì người lấy chi mà đổi linh hồn mình lại?". Ngài còn hứa rằng: "Ta đi sắm sẵn cho các con một chỗ, rồi Ta sẽ trở lại đem các con đi với Ta, hầu cho Ta ở đâu thì các con cũng ở đó"
"Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, rồi một mai tôi về làm cát bụi". Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nhận biết thân xác mình từ cát bụi rồi lại phải trở về với cát bụi. Thánh Kinh cũng có lời công bố tương tự: “Bụi tro trở vào đất y như nguyên cũ” và tiếp ngay sau đó là điều có thể cố nhạc sĩ và nhiều người chưa biết, “và thần linh trở về nơi Đức Chúa Trời, là Đấng đã ban nó". Thể xác này sẽ tiêu tán, thế còn LINH của Bạn và tôi sau đó sẽ đi đâu? Về đâu? "Cõi về là nơi chúng ta đi đến sau chuyến đi sau cùng."
Nơi đó sẽ là đâu? Là cõi hư vô hay trong nhà của Thiên Chúa? Bạn nghĩ sao về quyết định viết xuống dòng nhật ký cuối cùng của đời mình như lời vua Đa-vít đã viết: "Tôi vui hưởng hạnh phúc trọn đời trong Nhà Chúa Vĩnh Hằng."?
Tuyên Xưng Đức Tin
Nếu quý vị và các bạn muốn tiếp nhận Chúa Giê-xu để được tha tội và trở nên con của Thiên Chúa. Xin quý vị và các bạn hãy thành tâm cầu nguyện với Ngài những lời chân thành như sau:
Kính lạy Chúa Cứu Thế Giê-xu. Con biết con là người có tội. Xin Chúa tha tội cho con. Con tin cậy Chúa là Đấng duy nhất có quyền cứu rỗi linh hồn con. Con cảm ơn Chúa đã chịu chết đền tội cho con. Ngài cũng đã sống lại để ban sự sống vĩnh cửu cho con. Giờ đây con xin mở rộng tâm hồn tiếp nhận Ngài làm chủ của đời con. Xin Chúa đổi mới lòng con và dìu dắt con trên bước đường theo Chúa. Con xin thành kính tạ ơn Chúa và cầu xin trong Danh Chúa Cứu Thế Giê-xu. A-men
Kính lạy Chúa Cứu Thế Giê-xu. Con biết con là người có tội. Xin Chúa tha tội cho con. Con tin cậy Chúa là Đấng duy nhất có quyền cứu rỗi linh hồn con. Con cảm ơn Chúa đã chịu chết đền tội cho con. Ngài cũng đã sống lại để ban sự sống vĩnh cửu cho con. Giờ đây con xin mở rộng tâm hồn tiếp nhận Ngài làm chủ của đời con. Xin Chúa đổi mới lòng con và dìu dắt con trên bước đường theo Chúa. Con xin thành kính tạ ơn Chúa và cầu xin trong Danh Chúa Cứu Thế Giê-xu. A-men